Khi nhắc đến đầu bếp, bạn sẽ thường nghĩ ngay đến những vị đang cầm chảo trong chiếc áo đồng phục màu trắng cùng với chiếc nón cao ngộ nghĩnh. Vậy, bạn có bao giờ thắc mắc tại sao họ lại chọn màu trắng ở môi trường dầu mỡ dễ vấy bẩn như vậy chưa? Chúng ta hãy cùng Faslink tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1.Tại sao đồng phục lại là màu áo trắng?
Mặc dù màu trắng có thể cho thấy vết bẩn dễ dàng hơn các màu sắc khác, nhưng ngược lại, nó cũng là ưu điểm vượt trội hơn khi có thể tẩy áo trắng sạch y như mới. Đối với các trang phục màu, khi dùng thuốc tẩy mạnh sẽ làm phai màu áo, trong khi màu trắng thì lại không.
Một chiếc áo khoác trắng sáng là một sự đảm bảo cho khách hàng rằng món ăn của đầu bếp là sạch. Điều này khiến thực khách cảm thấy món ăn có vẻ đã được chế biến kĩ càng, đảm bảo vệ sinh.
Ngoài ra, đặc tính của màu trắng là không hấp thụ nhiệt, nhưng lại giúp phản xạ nhiệt lại để đầu bếp được bảo vệ tốt hơn trước sức nóng của nồi chảo.
2. Ý nghĩa tay áo và các nút áo
Áo đồng phục đầu bếp có phần tay áo dài để bảo vệ cánh tay người mặc khỏi bị bỏng do lửa hoặc dầu ăn, nước sôi – khi không thao tác với lửa, các đầu bếp có thể xoắn phần tay áo lên nếu cảm thấy nóng.
Phần nút trên áo đồng phục cũng được được thiết kế khá đặc biệt mà không phải ai cũng nhận ra. Áo có 2 hàng nút hai bên để người mặc có thể chủ động đảo ngược vạt áo trong ra ngoài khi vạt áo ngoài bị vấy bẩn.
Ngoài ra, thay vì may đồng phục bằng nút kim loại hoặc nhựa như trong trang phục thông thường, nút dùng trên áo đầu bếp thường là loại nút thắt bằng vải. Điều này để giảm thiểu khả năng bị vỡ và các đầu bếp cũng dễ dàng cởi ra hơn trong trường hợp không may áo tiếp xúc với dầu nóng hoặc bị cháy.
3. Công dụng của nón đầu bếp
Chiếc mũ đầu bếp được xem là hình ảnh đại diện của những ai theo nghiệp “cầm chảo”. Nó như một phụ kiện đẹp trang trí thêm cho bộ đồng phục đầu bếp.
Tuy không gian làm việc của các đầu bếp chỉ quanh quẩn trong gian bếp, không bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết nhưng họ vẫn đội mũ. Lí do là vì trong thời loạn lạc chiến tranh Hy Lạp xưa, những đầu bếp nổi tiếng phải nương nhờ sống ở các tu viện – nơi mọi người đều buộc phải đội nón đen. Vì thế để phân biệt được đầu bếp, họ đã quyết định để các ông mang mũ trắng. Và đến bây giờ, các đầu bếp vẫn đội mũ trắng để nhắc lại quãng thời gian đó.
Nếu bạn quan sát kỹ một chút sẽ thấy trên mũ đầu bếp thường có những nếp gấp. Sự xuất hiện của những nếp gấp này là hoàn toàn có chủ đích, nếp gấp càng nhiều thể hiện người đầu bếp đó có tay nghề càng cao. Do đó mà chiều cao và số lượng nếp gấp trên mũ chính là tiêu chí để đánh giá mức độ lành nghề, kinh nghiệm và địa vị của người đầu bếp.
Tuy nhiên, ngày nay, trong môi trường làm việc sau gian bếp của các nhà hàng – khách sạn, ta cũng có thể dễ dàng bắt gặp được những chiếc áo đồng phục đầu bếp được biến tấu với nhiều màu sắc khác nhau để thể hiện phong cách riêng của họ. Tuy nhiên, sắc áo trắng tiêu chuẩn của đầu bếp vẫn được ưa chuộng áp dụng nhiều nhất. Hi vọng câu chuyện mà bài viết Faslink đã chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin về một khía cạnh khác của chiếc áo đồng phục bếp.