Theo cập nhật lúc 6h sáng 21-4 của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, đến nay tổng số ca mắc ở Việt Nam vẫn là 268 trường hợp. Như vậy đây là lần đầu tiên trong hơn 1 tháng qua, nước ta đã 5 ngày liên tiếp không ghi nhận ca bệnh mới. Tuy nhiên vẫn chưa có thuốc đặc trị cho chứng bệnh này tại thời điểm hiện tại vẫn hết sức cảnh giác và không thể chủ quan. Lotus Moving xin chia sẽ đến bạn đọc một số phương pháp để phòng chống dịch COVID-19 cho doanh nghiệp bạn.
Khuyến cáo cho người sử dụng lao động
1. Khuyến khích nhân viên bị ốm ở nhà
Để tránh dịch bệnh trở nên tồi tệ hơn thì những nhân viên có sức khoẻ không tốt nên ở nhà và theo dõi tình trạng:
- Nhân viên có các triệu chứng hô hấp cấp tính nên ở nhà và không đi làm trừ khi họ hết sốt, và không có bất kỳ triệu chứng hô hấp nào khác trong vòng ít nhất 24h với điều kiện không sử dụng thuốc giảm sốt và điều trị triệu chứng (như thuốc ho). Nhân viên cần thông báo cho cán bộ lãnh đạo và ở nhà nếu bị ốm.
- Cần đảm bảo rằng doanh nghiệp có chính sách linh động và nhất quán với các hướng dẫn y tế và nhân viên nắm được những chính sách này
- Cần thảo luận với các đối tác cung cấp lao động tạm thời hoặc hợp đồng cho doanh nghiệp của bạn về tầm quan trọng của việc cho nhân viên bị ốm ở nhà và khuyến khích đối tác ra chính sách nghỉ ốm mà không bị phạt.
- Cho phép nhân viên bị các bệnh hô hấp cấp tính nghỉ ốm ở nhà mà không cần giấy khám của bác sĩ.
- Người sử dụng lao động cần duy trì các chính sách linh động cho phép nhân viên ở nhà chăm sóc thành viên gia đình bị ốm. Cần hiểu rằng sẽ số nhân viên ở nhà do bị ốm, do chăm trẻ hoặc các thành viên gia đình khác bị ốm sẽ nhiều hơn bình thường
2. Phân tách nhân viên bị ốm
Các doanh nghiệp cần theo dõi sát sao nhân viên của mình trong quá trình còn làm việc hoạt động để có những biện pháp cách ly kịp thời:
- CDC khuyến cáo cách ly nhân viên có các triệu chứng hô hấp cấp tính (ho, khó thở) khỏi những nhân viên khác và về nhà ngay lập tức. Nhân viên bị ốm cần dùng khăn giấy hoặc khuỷu tay (khi không có khăn giấy) để che mồm và mũi khi ho, hắt hơi, sổ mũi.
- Cần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ở nhà khi ốm, các quy tắc vệ sinh tay và quy tắc hô hấp cho toàn bộ nhân viên.
- Dán poster ngoài cửa của khu vực làm việc và các vị trí vận hành khác trong cơ quan với nội dung khuyến cáo việc ở nhà khi ốm, quy tắc cần áp dụng khi ho, hắt hơi sổ mũi, các quy tắc vệ sinh tay để mọi người đều đọc được.
- Cung cấp khăn giấy dùng một lần cho nhân viên.
- Hướng dẫn nhân viên rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng hoặc dung dịch nước rửa tay có chứa cồn (nồng độ ít nhất 60%) trong vòng 20s. Ưu tiên sử dụng nước và xà phòng nếu tay có vết bẩn rõ ràng.
- Cung cấp xà phòng và nước rửa tay có chứa cồn tại nơi làm việc. Cần đảm bảo nguồn cung các vật tư này. Đặt bình chứa nước rửa tay tại nhiều vị trí hoặc trong phòng hội thảo để khuyến khích việc vệ sinh tay.
- Cần đảm bảo nhân viên nắm được các quy tắc vệ sinh tay và thực hiện đúng khi hắt hơi, sổ mũi, ho.
3. Vệ sinh môi trường thường xuyên
Ngoài những công việc trên thì chúng ta nên vệ sinh môi trường xung quanh thường xuyên tại nơi làm việc làm giảm thiểu rủi ro mắc bệnh:
- Vệ sinh thường xuyên và định kỳ các bề mặt trong khu vực làm việc, như mặt bàn làm việc, bàn phím và tay nắm cửa. Sử dụng dung dịch tẩy rửa thường dùng cho các vật dụng này và làm theo hướng dẫn ghi trên nhãn.
- Chưa cần dùng các loại dung dịch khử trùng đặc biệt thay cho các dung dịch tẩy rửa bình thường.
- Cung cấp giấy vệ sinh dùng một lần để nhân viên vệ sinh thường xuyên các bề mặt làm việc (như tay nắm cửa, bàn phím, điều khiển từ xa, mặt bàn) trước khi sử dụng
Lập kế hoạch cho khả năng bùng nổ dịch 2019-nCoV tại Việt Nam
Tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát nhưng nguy cơ tái phát dịch rất cao. Người sử dụng lao động cần lập kế hoạch ứng phó linh động với các mức độ dịch bùng phát khác nhau và tinh chỉnh lại kế hoạch kinh doanh nếu cần thiết. Với cộng đồng nói chung, bao gồm nhân viên tại các cơ sở ngoài ngành y và nơi mà công việc không có nguy cơ phơi nhiễm với 2019-nCoV. Sẽ cần theo dõi và cập nhật thường xuyên các thông tin mới nhất từ Bộ Y tế.
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ lây nhiểm và số người từ vong thấp nhất trên toàn thế giới, đại dịch đi qua sẽ gây ra những tổn thất nặng nề về kinh tế toàn cầu. Nhưng việc bây giờ chúng ta cần làm là ngăn chặn đại dịch này lây lan trong cộng đồng thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và bước tiếp trong thời gian sắp tới. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết