Chịu đựng những cơn đau buốt hành hạ, ngay cả thuốc giảm đau cũng không còn tác dụng, nhiều bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm tìm đến phương án mổ, cho rằng có thể điều trị dứt điểm căn bệnh quái ác này. Tuy nhiên, có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn trong quá trình này mà bạn cần nên biết. Chúng ta hãy cùng Việt Nam Forestry tìm hiểu vậy liệu thoát vị đĩa đệm có nên mổ không, mổ bằng phương pháp nào, thực hiện ở đâu và chi phí bao nhiêu qua bài viết sau đây
Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không?
Hiện nay y học phát triển có rất nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng cả Tây Y lẫn Đông Y. Những phương pháp chữa trị đơn thuần bằng thuốc, trị liệu, nghỉ ngơi, tập luyện tuy khá đơn giản và an toàn nhưng chỉ áp dụng được cho những trường hợp bệnh nhẹ, sau một thời gian có khả năng phục hồi. Còn đối với trường hợp thoát vị đĩa đệm nặng dùng thuốc hoặc trị liệu một thời gian không có kết quả thậm chí triệu chứng còn tăng thì bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp bằng phương pháp mổ. Như vậy việc nên hay không nên mổ khi bị thoát vị đĩa đệm còn phụ thuộc vào tình trạng, mức độ bệnh, mổ thoát vị được xem như là phương pháp cuối cùng để giải quyết căn bệnh này.
Phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Mục đích của việc mổ thoát vị đĩa đệm là giải phóng rễ thần kinh khỏi sự chèn ép của khối thoát vị giúp bệnh nhân giảm đau và trở lại hoạt động bình thường. Có nhiều phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm, mỗi phương pháp lại có những ưu, nhược điểm khác nhau; trong đó phổ biến nhất hiện giờ là một số phương pháp phổ biến như sau:
- Phương pháp mổ bằng laser: Bác sĩ trong quá trình thực hiện sẽ làm giảm tác động đè nén lên các đĩa đệm bằng cách đưa tia laser xuyên qua da. Năng lượng laser sẽ làm bay đi phần lớn nhân nhầy, dần dần theo thời gian giúp cho khối nhân nhầy co rút lại. Phương pháp này phù hợp với những người già, chức năng của các bộ phận trong cơ thể kém, sức khoẻ yếu.
- Mổ thoát vị đĩa đệm bằng robot: Khi mổ bằng robot có thể đem lại độ chính xác lên tới 98%. Sau khi xác định được rễ thần kinh và bao rễ đã được giải phóng hoàn toàn dụng cụ được rút ra, vết mổ được băng lại chứ không cần khâu. Phương pháp này khá an toàn khi tỉ lệ biến chứng vô cùng thấp chỉ khoảng 1%, thời gian mổ cũng được rút ngắn đáng kể, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi 1 đến 2 ngày là có thể xuất viện và hoạt động bình thường trở lại. Tuy nhiên phương pháp này cũng đòi hỏi chi phí khá cao nên không phải bệnh nhân nào cũng có điều kiện để áp dụng.
- Phương pháp mổ bằng sóng radio cao tần: Đây là phương pháp điều trị hiện đại, tiên tiến bậc nhất ở thời điểm bây giờ thuộc phạm vi nội khoa, có tác dụng hạn chế sự chèn ép của khối thoát vị lên rễ thần kinh. Phương pháp này có ưu điểm đó là không gây đau đớn cho bệnh nhân, chữa được dứt điểm hoàn toàn bệnh thoát vị đĩa đệm và thời gian phục hồi của người bệnh cũng được rút ngắn khá nhiều so với các phương pháp cũ. Sau khi mổ người bệnh có thể nhanh chóng đi lại được.
Mổ thoát vị được chỉ định khi nào?
Rất nhiều bệnh nhân đang khổ sở vì căn bệnh này muốn chấm dứt đau đớn bằng cách phẫu thuật. Tuy nhiên, đây lại không phải phương pháp điều trị thoát vị đầu tay do có thể xảy ra một số rủi ro. Thêm vào đó, phẫu thuật cũng là phương pháp có chi phí tương đối lớn.
Có hai kỹ thuật phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm là mổ mở và mổ nội soi để lấy đi phần nhân nhầy. Đa số các trường hợp thoát vị đĩa đệm (85%) được điều trị bảo tồn bằng dùng thuốc và vật lý trị liệu. Chỉ có khoảng 15% bệnh nhân được chỉ định mổ. Những trường hợp thoát vị đĩa đệm bắt buộc phải phẫu thuật:
- Phác đồ dùng thuốc không hiệu quả sau 6 – 7 tuần điều trị. Việc dùng các thuốc giảm đau không làm thuyên giảm triệu chứng. Các cơn đau cấp, dữ dội vẫn thường xuyên xảy ra.
- Các trường hợp thoát vị kèm theo bao xơ bị rách, nhân nhầy thoát ra ngoài và di chuyển đến các vị trí khác của ống sống.
- Thoát vị gây chèn ép lên các dây thần kinh. Tình trạng này kéo dài gây rối loạn trương lực cơ dẫn đến liệt, yếu cơ.
Thoát vị đĩa đệm mổ có hết không?
Theo các chuyên gia, không phải ca mổ thoát vị nào cũng khiến bệnh nhân phục hồi hoàn toàn. Thông thường sau khi phẫu thuật, người bệnh sẽ cảm thấy đỡ đau rất nhiều do các dây thần kinh được giải ép. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp chỉ một thời gian ngắn sau, tình trạng đau lại tái phát. Vì sao vậy?
Đó là do sau khi mổ để lấy đi nhân nhầy bên trong sẽ làm cho các đốt xương ở phía trên và dưới đĩa đệm bị yếu đi, không còn giữ vững được như trước nữa. Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần hạn chế vận động, gần như phải nằm bất động. Điều này càng khiến đĩa đệm phải chịu áp lực lớn hơn, dễ bị xẹp hơn.
Thống kê cho thấy, nhiều trường hợp dù phẫu thuật thành công nhưng vẫn không nhưng vẫn không thể chữa khỏi hoàn toàn được. Bởi hầu hết các bệnh nhân được chỉ định mổ đều có tình trạng tương đối nặng, kéo dài nên rất khó để hồi phục. Một số người phải tiến hành mổ nhiều lần chỉ trong thời gian ngắn vì cơn đau tái phát liên tục.
Đặc biệt, phẫu thuật là phương pháp xâm lấn, do đó ít nhiều cũng sẽ có rủi ro như nhiễm khuẩn, rễ dây thần kinh bị dính với nhau, phát triển mô xơ chèn ép. Như vậy, phẫu thuật không hẳn là phương pháp tối ưu trong điều trị thoát vị đĩa đệm và chỉ được áp dụng trong các trường hợp bắt buộc. Để điều trị bệnh triệt để nhất, tốt hơn hết bạn nên phát hiện sớm bệnh để có biện pháp xử lý bảo tồn.
Mổ thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt nhất?
Dù là phương pháp gì đi chăng nữa thì cũng phải lựa chọn một cơ sở y khoa đảm bảo độ tin cậy, uy tín, đáp ứng được các tiêu chí như: cơ sở vật chất tốt, trang thiết bị đầy đủ và đội ngũ y bác sĩ cần có trình độ kinh nghiệm dày dặn. Dựa trên những tiêu chí đó thì phải kể đến một số bệnh viện như:
- Bệnh viện Việt Đức
- Bệnh viện 108
- Bệnh viện Vinmec
- Mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện Chợ Rẫy
Chi phí mổ thoát vị đĩa đệm
Chi phí mổ thoát vị đĩa đệm còn phụ thuộc phần lớn vào mức độ bệnh cũng như phương pháp được lựa chọn, cơ sở thực hiện phẫu thuật. Chi phí sẽ có sự dao động giữa các bệnh viện công và bệnh viện tư. Có trường hợp đĩa đệm bị thoát vị một tầng, có trường hợp bị thoát vị hai tầng. Tình trạng bệnh càng phức tạp thì chi phí càng lớn. Cụ thể với các trường hợp đơn giản, các ống sống không bị hẹp thì chi phí dao động từ 15 – 18 triệu. Còn khi thoát vị đĩa đệm xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau, tình trạng bệnh nặng, ống sống hẹp thì ngoài việc mổ người bệnh còn cần được đặt một ống nẹp cố định cột sống. Lúc này chi phí sẽ tăng thêm khoảng 30 – 32 triệu đồng so với bình thường, tổng chi phí cho một ca phẫu thuật phức tạp như vậy rơi vào khoảng 60 – 70 triệu đồng. Đây là một con số không hề nhỏ.
Như vậy trong bài viết trên đây chúng ta đã cùng Việt Nam Forestry có những kiến thức về mổ thoát vị đĩa đệm, phương pháp, chi phí và địa chỉ mổ tốt nhất. Biết được những thông tin đó sẽ giúp người bệnh đánh giá được tình trạng bệnh của mình và quyết định có mổ hay không. Sau khi mổ người bệnh nên nghỉ ngơi và kết hợp những bài tập trị liệu cũng như giữ thói quen sinh hoạt, thể dục, thể thao lành mạnh để bệnh dứt điểm và sẽ không còn tái phát.